fbpx

Quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông chuẩn xác nhất

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thể hiện hành động tuân thủ pháp luật tốt. Người điều khiển phương tiện mô tô, xe máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình. Nếu không đội mũ bảo hiểm thì bạn sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. Vậy, cụ thể quy định về đội mũ bảo hiểm như thế nào, cùng Mũ bảo hiểm Độc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã trở thành quy định bắt buộc cho tất cả mọi người khi điều khiển xe mô tô, xe máy. Có 2 lý do quan trọng bạn cần chấp hành việc làm này:

Đội mũ bảo hiểm là quy định bắt buộc khi tham gia giao thông đường bộ

Đội mũ bảo hiểm là quy định bắt buộc khi tham gia giao thông đường bộ

– Đầu tiên, đội mũ bảo hiểm là tuân thủ đúng quy định của luật giao thông đường bộ, từ đó giúp duy trì ổn định trật tự xã hội.

– Thứ 2, đội mũ bảo hiểm nhằm giảm thiểu chấn thương vùng đầu đặc biệt là chấn thương sọ ,não, đốt sống cổ giảm thiểu nguy cơ tổn thương do tai nạn gây ra, giảm các chi phí điều trị và phục hồi sau tai nạn. Ngoài ra người lớn đội mũ bảo hiểm đúng luật cũng là một tấm gương cho trẻ em noi theo từ đó hình thành một nét đẹp văn hoá khi tham gia giao thông.

2. Quy định đội mũ bảo hiểm 

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thể hiện ý thức chấp hành pháp luật, hơn nữa đó là hành động đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Bởi theo thống kê, trung bình mỗi năm tại Việt Nam hơn 33.000 người tử vong do tai nạn giao thông gây ra, phần lớn là chấn thương sọ não.

Đội mũ bảo hiểm giúp bảo vệ an toàn khi tham gia giao thông
Đội mũ bảo hiểm giúp bảo vệ an toàn khi tham gia giao thông

Tư vấn: Cách đội mũ bảo hiểm đúng cách

2.1 Quy định cụ thể tại Luật giao thông đường bộ 

Tại khoản 2, Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe hai bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng cách.

Khoản 3 Điều 6 nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về hành vi và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô xe máy không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

– Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng cách cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Đội mũ bảo hiểm đúng cách khi tham gia giao thông
Đội mũ bảo hiểm đúng cách khi tham gia giao thông

2.2 Quy định về độ tuổi đội mũ bảo hiểm

Độ tuổi bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không được quy định trực tiếp trong luật. Tuy nhiên, theo điểm 0 Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi chở người không đội mũ bảo hiểm là trên 6 tuổi. Như vậy, chúng ta có thể hiểu giới hạn độ tuổi đội mũ bảo hiểm là 6 tuổi.

Theo nội dung nghị định 100/2019 NĐ- CP người điều khiển xe tham gia giao thông mà chở trẻ em từ 6 tuổi trở lên nhưng không đội mũ bảo hiểm sẽ phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Tuy trẻ em dưới 6 tuổi không bắt buộc đội mũ bảo hiểm nhưng để an toàn cho bé ba mẹ nên đội mũ bảo hiểm cho bé  khi tham gia giao thông.

2.3 Quy định đội mũ bảo hiểm đúng cách 

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông phải đúng cách thì mới đảm bảo an toàn cho bạn và mọi người xung quanh. Sau đây là cách đội mũ bảo hiểm đúng được pháp luật ban hành:

– Chọn loại mũ vừa kích cỡ đầu.

– Mở dây quai mũ sang hai bên cho thẳng, đội mũ lên đầu sao cho vành dưới mũ song song với chân mày.

– Chỉnh khoá của dây quai mũ sao cho dây quai mũ nằm sát dưới tai.

– Cài khoá ở phía dưới cằm chỉnh quai mũ sao cho có thể nhét 2 ngón tay vào cằm là được.

Mũ bảo hiểm phải đảm bảo chất lượng an toàn

Mũ bảo hiểm phải đảm bảo chất lượng an toàn

2.4 Quy định về mũ bảo hiểm chất lượng

So với những chiếc mũ thông thường thì mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn thường được test rất kỹ càng về chất lượng, độ chịu lực khi có va đập, hấp thụ xung động tốt, khả năng bảo vệ tốt từ đó bạn sẽ yên tâm khi lái xe hơn. Mỗi loại mũ đều có những tiêu chuẩn khác nhau. Cụ thể như sau:

– 0.8 kg cho các cỡ mũ 1,2 và 3 (460,480,500)mm

– 1,0 kg cho các cỡ mũ 4,5,6,7,8 và 9 (520,540,560,580,600 và 620)mm

– Còn các cỡ mũ của loại mũ che cả đầu và tai , che cả đầu, tai và hàm đều không quy định.

Hy vọng, bài viết trên sẽ cung cấp các thông tin bổ ích cho bạn đọc về việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Tuân thủ pháp luật tốt là tạo tấm gương sáng cho cộng đồng và đảm bảo an toàn cho bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *