Cách nhận biết mũ bảo hiểm không đạt chuẩn bạn cần nắm

Hiện nay, mũ bảo hiểm không đạt chuẩn thường được bày bán ở ngoài lề đường. Sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, không có nhãn mác, tên của đơn vị sản xuất hoặc công ty nhập khẩu và phân phối. Nếu sử dụng những loại mũ bảo hiểm kém chất lượng này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng và sức khỏe khi tham gia giao thông. Vậy cách nhận biết cụ thể như thế nào? Hãy tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Nhận biết mũ bảo hiểm không đạt chuẩn 

Thông qua một số đặc điểm bên ngoài, bằng mắt thường, bạn có thể nhận biết được mũ bảo hiểm không đạt chất lượng, cụ thể như sau:

1.1 Dựa vào hình thức và kiểu dáng thiết kế 

Về kiểu dáng thì mũ bảo hiểm chất lượng thường có kiểu dáng đơn giản, có thiết kế cơ bản như nửa đầu, 3/4 , Fullface… Còn mũ kém chất lượng thường có kiểu dáng thời trang lòe loẹt, đẹp mắt kích thích người mua.

Về hình thức thức thì mũ đạt chuẩn có đầy đủ tem dán hợp quy CR (QCVN 2:2008/BKHCN), nhãn mác đầy đủ thông tin về kích cỡ, chất liệu và nhà sản xuất,… Mũ bảo hiểm không đạt chuẩn thường được gián bằng tem giả, nhãn mác không rõ ràng, không có địa chỉ thông tin nhà sản xuất kèm theo.

Mũ bảo hiểm đạt chuẩn thường có nhãn mác đầy đủ
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn thường có nhãn mác đầy đủ

1.2 Đánh giá chất liệu, lõi xốp và quai đeo 

Về chất liệu, mũ bảo hiểm đạt chuẩn được làm từ nguyên liệu có chất lượng cao như nhựa ABS hay nhựa PVC, chất liệu này chịu lực tốt giảm tác động khi bị va đập mạnh. Còn chất liệu kém thường được làm từ các nhựa tái chế, chất nhựa này chịu lực kém rất dễ bị vỡ khi bị va đập và hoàn toàn không có công dụng bảo vệ đầu.

Lõi xốp mũ đạt chuẩn được làm từ chất liệu EPS có độ cứng cáp, mịn và các hạt nhựa có độ kết dính cao giúp hấp thụ xung động tốt, bảo vệ phần đầu khi bị va đập mạnh. Còn mũ bảo hiểm không đạt chuẩn thì phần lõi xốp được làm từ chất liệu kém, không đạt chuẩn, khi ấn tay vào thì lõi xốp mềm không có độ đàn hồi.

Quai đeo của mũ bảo hiểm đạt chất lượng khi kéo mạnh ít bị giãn, sử dụng chất liệu chất lượng. Một số mũ còn có thêm phần nệm cao su lót phần cằm, rất êm khi sử dụng. Còn quai đeo kém chất lượng thì ngược lại sử dụng quai rẻ tiền, dễ giãn khi kéo mạnh, đai nhựa thì giòn dễ gãy.

Tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm an toàn

1.3 Chú ý giá thành và hệ thống phân phối 

Về giá thành thì mũ có chất lượng cao thường đi kèm với giá thành cao, còn mũ kém chất lượng thường có giá rẻ, chỉ khoảng vài chục ngàn.

Mũ đạt chuẩn thường có thương hiệu và bán trong các cửa hàng uy tín, có bảo hành cụ thể, chính sách đổi trả rõ ràng. Còn mũ kém chất lượng thì chủ yếu bán ở lề đường quầy sạp không rõ nguồn gốc, không có chính sách bảo hành hay chăm sóc khách hàng.

2. Quy định mũ bảo hiểm đạt chuẩn 

Căn cứ mục 2 QCVN 2:2008/BKHCN, mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy là mũ có đặc tính kỹ thuật như sau:

2.1 Đảm bảo về bộ phận và kiểu dáng 

Mũ bảo hiểm an toàn giao thông thì bộ phận gồm có: Vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo. Mũ bảo hiểm không đạt chuẩn thì bộ phận mũ vỏ xốp thường kém chất lượng hoặc không có.

Mũ bảo hiểm đạt chuẩn có đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn có đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn

Đối với kiểu dáng thì phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, ví dụ: đối với mũ che nửa đầu phải có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ. Mũ che cả đầu và tai thì phải có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu vùng tai, vùng chẩm của người đội mũ. Còn mũ che cả đầu, tai và hàm thì có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu vùng chẩm, vùng tai và cằm của người đội mũ.

2.2 Có chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy 

Mũ bảo hiểm phải được cấp chứng nhận hợp quy công bố hợp quy phù hợp QCVN 2: 2008/BKHCN, được gắn dấu hợp quy CR ghi nhãn hàng hoá hợp theo quy định của pháp luật. Nhãn phải được ghi một cách rõ ràng, không bị mờ trên bề mặt trong hoặc ngoài mũ. Nhãn phải có tên sản phẩm có cụm từ: “Mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy”.

Đối với mũ sản xuất trong nước thì phải có tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, còn mũ nhập khẩu thì phải có tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối, xuất xứ hàng hoá, cỡ mũ và tháng năm sản xuất.

Mũ bảo hiểm đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước

=>> Xem ngay: Mũ bảo hiểm xe máy loại nào tốt

3. Quy định xử phạt khi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn

3.1 Xử phạt đối với cá nhân

Theo nghị định 171/2013/ NĐ-CP Đội của chính phủ vào năm 2014, những ai tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm mà không đạt chuẩn sẽ bị phạt hành chính từ 100.000 đến 200.000 đồng. Nhưng việc này được bãi bỏ khi không được nhiều người đồng tình, tính đến hiện tại thì chưa có hình xử phạt nào cho việc này.

3.2 Xử phạt đối với đơn vị kinh doanh 

Năm 2017, theo nghị định 119/2017 NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành chính với các đơn vị kinh doanh mũ bảo hiểm mà không đạt chuẩn sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng và bị tước giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm.

Việc đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường cho bạn, ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng khi tham gia giao thông. Vì vậy, bạn hãy chọn cho mình chiếc mũ đạt chất lượng tốt để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *